II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN
3 - Binh-Khí Cán Dài
TRƯỢNG
仗
Trượng-Pháp
仗 法
Vì Trượng gồm có nhiều Loại nên Trượng-Pháp rất là phong-phú, nhờ đa-dạng.
Bài Thảo
« Xà-Mâu Trượng »
蛇 矛 仗
« Xà-Mâu-Trượng »
(蛇 矛 仗)
Sư-Trưởng PHẠM-Thi trong Ban Giáo-Án Võ-Trận Đại-Việt
dùng gậy ba-toong thao-diễn Thảo-pháp
« Xà-Mâu Trượng » ( 蛇 矛 仗 ).
Bài Thảo-pháp hiếm quí dạy phương-cách sử-dụng Trượng (仗) của Đại-Việt là bài Thảo « Xà-Mâu Trượng » ( 蛇 矛 仗 ) ghi-nhận bằng 6 câu Thiệu (36 chữ) viết theo thể Thơ Lục-Ngôn liên-hoàn mật-mã-hóa những Chiêu-Thức Trượng-Pháp dặc-thù của Đại-Việt.
Đây là bài Thảo do Hệ-Phái Võ-Trận của cụ PHẠM-Tường, mà hâu-duệ là Sư-Trưởng PHẠM-Thi, lưu-truyền hậu-thế.
Bài Thảo
« Nhật-Nguyệt Trượng »
日月仗
« Nhật-Nguyệt-Trượng »
(日月仗)
(Tín-dụng Ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)
Bài Thảo-pháp dạy phương-cách sử-dụng « Nhật-Nguyệt Trượng » (日月仗) của Hệ-Phái BÌNH-ĐỊNH SA-LONG-CƯƠNG là bài Thảo đươc ghi-nhận bằng 36 câu Thiệu (144 chữ), do Sư-Phó TRƯƠNG-Bá-Đương, thứ-nam của Sư-Trưởng TRƯƠNG-Thanh-Đăng, lưu-truyền hậu-thế.
Vì « Nhật-Nguyệt Trượng » (日月仗) thuộc về binh-khí phôi-thai từ « Trường-Kích » nên Môn-Sinh cần phải am-tường Kích-pháp mới dễ-dàng lãnh-hội những tinh-vi trong các chiêu-thức biến-hóa của nó.
Truyện Tây-Du Ký của Ngô Thừa Ân 吳承恩 (1506~1581) viết vào thời Nhà Minh, cũng đã tuyên-dương binh-khí «Nhật-Nguyệt Trượng» (日月仗) nầy qua nhân-vật Sa-Tăng (Pháp-danh Sa-Ngộ-Tịnh) :
Nhành Quế cung Trăng thành khí-giái,
Đặt tên Bữu-Trượng trừ yêu-quái.
Người Ngô-Cang đốn rất cân-phân,
Thợ Lổ-Bang làm không trễ-nải.
Muốn nhỏ muốn to, ý nhiệm-mầu,
Biến dài biến vắn, người kinh-hải.
Muốn binh-khí khác, hóa Đinh-Ba,
Hay bất cứ chi đều được mãi.
Dịch theo
Tô-Chẩn & Louis Avenol.
Ban Võ-Sư TRỊNH Quang Thắng |